Cộng đồng mạng xôn xao trước những hình ảnh được cho là nữ ca sĩ Lisa (nhóm nhạc Black Pink) đang có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên,Đăngcôngkhaihóađơnmuasắmcủakháchhànglênmạngxãhộicóviphạxổ số miền nam thứ sáu đáng nói là một cửa hàng thời trang nơi Lisa ghé mua sắm đã đăng tải hóa đơn của cô lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Cụ thể, cửa hàng thời trang đăng tải công khai hóa đơn mua sắm của cô gái này cùng hình ảnh nhân vật kèm theo dòng trạng thái cảm ơn nữ ca sĩ. Trong hóa đơn hiển thị tổng giá trị hơn 4 triệu đồng. Sau khi hình ảnh được chia sẻ, không ít người để lại bình luận bày tỏ sự bức xúc vì cho rằng cửa hàng này đang xâm phạm quyền riêng tư của khách.
Vậy theo quy định, hành vi trên của cửa hàng có vi phạm pháp luật? Trao đổi với PV Thanh Niênvề vấn đề này, luật sư Nguyễn Trung Tín, thành viên chi nhánh Công ty luật TNHH Đặng và Cộng sự, cho biết hình ảnh của mỗi cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ. "Theo khoản 1, Điều 32, Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý", ông Tín nói.
Đồng thời, vị luật sư này cũng cho biết: "Theo Điều 6, luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định: Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện. Phải sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo và được người tiêu dùng đồng ý. Đồng thời, bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng”.
Do đó, luật sư Tín khẳng định việc đăng hóa đơn mua hàng của khách lên mạng xã hội một cách công khai khi chưa có sự đồng ý của người đó là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi khách hàng cần được bảo vệ quyền lợi và bảo mật thông tin. Trong trường hợp chủ cửa hàng muốn đăng hình ảnh lên mạng xã hội phải hỏi ý kiến của khách. Nếu họ đồng ý, cửa hàng mới được phép đăng ảnh và sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận.
Vậy việc tự ý đăng tải thông tin khách hàng công khai lên mạng xã hội sẽ bị xử phạt như thế nào? Luật sư Tín cho biết cá nhân thực hiện hành vi chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng theo Điều 46, Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
“Bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Thứ nhất, không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của họ theo quy định. Thứ 2, sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo và không được người đó đồng ý. Thứ 3, không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định. Thứ 4, không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh khi phát hiện thấy thông tin không chính xác. Thứ 5, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt quy định đối với trường hợp thông tin có liên quan thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng", luật sư Tín cho hay.